Viêm gan trong bối cảnh dịch Covid-19

Viêm gan trong bối cảnh dịch Covid-19

20:56 - 27/02/2022

Người cao tuổi, người có bệnh lý nền trong đó có viêm gan là các đối tượng đặc biệt, cần thận trọng trong bối cảnh dịch Covid-19.

Tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ ở người bị viêm phổi nặng do COVID-19
Top 10 Công ty Dược uy tín năm 2021
Bệnh nhân viêm gan B và Vắc-xin Covid-19
Người bệnh viêm gan mạn lưu ý gì giữa đại dịch Covid-19
Covid-19: Phòng tránh lây nhiễm tại bệnh viện trong quá trình thăm khám, chữa bệnh

1. Tổng quan bệnh lý gan trên người nhiễm Covid-19

Theo một số báo cáo khảo sát tại các nước, tỉ lệ thấp bệnh nhân Covid-19 có bệnh nền viêm gan.

Tuy nhiên, có một tỉ lệ lớn có suy giảm chức năng gan ở các bệnh nhân nặng và có liên quan đến tình trạng tử vong.

Các cơ chế hình thành tổn thương gan ở người nhiễm Covid-19 có thể là:

  • Tổn thương do phản ứng viêm nặng
  • Virus SARS-CoV-2 liên kết với các tế bào đích thông quan ACE2, được biểu hiện nhiều ở gan và các tế bào biểu mô đường mật, gan
  • Giảm oxy mô do suy hô hấp
  • Tác dụng phụ của các thuốc điều trị Covid
  • Do bệnh lý gan sẵn có

2. Các khuyến cáo chung

Theo Hiệp hội gan mật Châu Âu:

  • Hoãn khám và điều trị định kỳ (nếu có thể)
  • Các xét nghiệm thường quy có thể thực hiện tại các cơ sở y tế địa phương và tư nhân
  • Theo dõi và đánh giá tiến triển điều trị qua điện thoại hoặc phần mềm di động/web

Với các bệnh nhân viêm gan virus mạn tính:

  • Không có bằng chứng về viêm gan có thể làm gia tăng tình trạng nặng và tử vong
  • Đánh giá tiến triển điều trị qua điện thoại hoặc video call
  • Có thể chỉ định các xét nghiệm thường quy tại các cơ sở y tế địa phương hoặc tư nhân
  • Gửi đơn thuốc/thuốc định kỳ qua đường bưu điện

Các chú ý đặc biệt:

  • Gan nhiễm mỡ: Theo dõi các bệnh lý đi kèm gồm tiểu đường, tim mạch
  • Gan tự miễn: Khuyến cáo giảm các liệu pháp ức chế miễn dịch
  • Xơ gan còn bù: Trì hoãn các thăm khám sàng lọc và chẩn đoán ung thư tế bào gan
  • Xơ gan mất bù: Cần đặc biệt chú ý điều trị các biến chứng tăng huyết áp, cổ trướng, não gan

Thực hiện các thủ thuật

  • Nội soi: Quy trình nội soi có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm Covid-19. Khuyến cáo chỉ thực hiện trong các trường hợp cấp cứu như xuất huyết, viêm đường mật do vi khuẩn.
  • Siêu âm: Ưu tiên các trường hợp tăng AFP, xơ gan nặng, tiểu đường.
  • Sinh thiết: Hạn chế tối đa. Trì hoãn với viêm gan mạn tính và tăng men gan nhẹ (<3 lần mức bình thường). Đối với trường hợp khẳng định mắc Covid-19, hạn chế tuyệt đối do làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.

Nguồn: Hội gan mật Việt Nam

http://vasld.com.vn/quan-ly-nguoi-benh-viem-gan-trong-boi-canh-dich-covid-19