Bạn có biết?

11:21 - 15/06/2021

Hàng ngày, cơ thể chúng ta xảy ra những hoạt động dung nạp, trao đổi và đào thải chuyên biệt để tái tạo cũng như duy trì sự sống.

Phụ nữ có thai mắc viêm gan B nên làm gì?
Có nên uống vitamin tổng hợp hàng ngày để khỏe?
Xơ gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cách thanh lọc cơ thể, cải thiện chức năng gan
Hút thuốc lá và bệnh về gan

Chúng ta đều biết đến gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể. Vậy gan giữ những trọng trách gì, làm việc ra sao, nhu cầu thế nào? 

Gan thực hiện hơn 500 chức năng lọc máu và lọc cơ thể, nhưng không bao giờ được nghỉ ngơi, chỉ cần nghỉ 5 phút là máu thành máu độc chạy trong cơ thể ---> Gan là nhà máy hóa chất trong cơ thể.

Tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, khi Gan gặp phải vấn đề gì thì chúng ta ko hề hay biết. Để có những biểu hiện ra ngoài thì khi này gan đã tổn thương rất nhiều, có nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tổn thương lên đến 60-80% ---> Bệnh lý về gan rất âm thầm, lặng lẽ.

Gan khoẻ thì thận khỏe, gan yếu thì thận cũng yếu và nhiều khi rơi vào trạng thái bất lực. Dần dần cơ thể bị nhiễm độc cũng hao mòn theo ---> Gan còn được ví là đại tổng quản của cơ thể.

Mỗi cá nhân cần chăm sóc và thay đổi thói quen xấu - cũ. Xây dựng lối sống lành mạnh để làm sạch bảo vệ gan, giúp phục hồi lại chức năng gan, ức chế các tác nhân gây hại, kích thích sản sinh tế bào để thay thế cho tế bào già cỗi và bị tổn thương ---> Một điểm đặc biệt duy nhất chỉ có ở gan trong cơ thể là gan có khả năng tái tạo lại một lương nhu mô bị mất, với điều kiện khối lượng nhu mô bị mất không quá 25%.

Giờ vàng cho Gan là từ 23:00 đến 3:00 sáng, thời điểm Gan làm việc hiệu quả nhất ---> Hãy ngủ sâu giấc để Gan khỏe mạnh.

Những nguy cơ gây tổn thương Gan

 

                                                            

 

Hiện nay, có rất nhiều dẫn chứng thuyết phục về những yếu tố gây hại cho gan hàng ngày con người đang trực tiếp gặp phải. Là một cơ quan lớn với tần suất hoạt động cao nên gan càng dễ gặp phải những rối loạn và dễ mắc bệnh khi phải làm việc quá sức do chúng ta dung nạp quá nhiều thực phẩm có hại. Một số thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá hay những bữa ăn kém vệ sinh, thiếu cân bằng dinh dưỡng, sử dụng thuốc quá liều, làm việc trong môi trường độc hại... làm ra tăng nguy cơ gây hại và suy giảm chức năng gan.

Khi bị tổn thương, gan mất dần khả năng lọc và thải chất độc trong máu gây tích tụ các chất độc, từ đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời, kéo theo hệ quả ảnh hưởng đến một loạt các hoạt động sống trong cơ thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Khi không có phương pháp bảo vệ gan, một số bệnh về gan sẽ xuất hiện như: rối loạn chức năng gan, viêm gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, nhiễm siêu vi hay những căn bệnh phức tạp và rất nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…

Các phương pháp bảo vệ gan:

Hạn chế rượu bia, thuốc lá: Người có thói quen sử dụng rượu bia hay trong hoàn cảnh bắt buộv phải sử dụng rượu bia thì nên dùng với lượng vừa phải theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): 25 ml/ngày (rượu 40 độ), tuyệt đối không nên uống rượu khi mắc các bệnh về gan. Hạn chế hay tốt nhất là không hút thuốc lá.

Dinh dưỡng hợp lý: Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và ăn uống đầy đủ, cân bằng các loại chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, ăn nhiều thực phẩm tươi, giàu chất xơ như rau xanh, trái cây,… Tránh ăn nhiều đồ chiên, nướng, uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2,5 lít/ngày).

Tăng cường vận động: Hoạt động tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và điều độ là một trong những phương pháp tuyệt vời vì tính đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém để giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh mỗi ngày.

Khám sức khỏe định kỳ: Nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để biết tình trạng của gan đồng thời sẽ được bác sĩ tư vấn tiêm phòng vaccin khi chưa bị viêm gan do virus hay điều trị kịp thời nếu mắc các bệnh về gan.

Chúc bạn cùng người thân mình luôn dồi dào sức khỏe để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn mỗi ngày!