Bệnh viêm gan B có chữa được không?
20:19 - 12/01/2022
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B. Khi virus này xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ tấn công và làm tổn thương các tế bào gan; gây ra các tình trạng bệnh lý về gan.
Có nên uống vitamin tổng hợp hàng ngày để khỏe?
Xơ gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cách thanh lọc cơ thể, cải thiện chức năng gan
Hút thuốc lá và bệnh về gan
Các thể viêm gan B
Viêm gan B cấp tính: Các biểu hiện triệu chứng và sự tồn tại của virus trong cơ thể kéo dài 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus. Một số người bị viêm gan B cấp có thể chuyển thành thể mạn.
Viêm gan B mạn tính: Các biểu hiện triệu chứng và sự tồn tại của virus kéo dài hơn 6 tháng thì được coi là mắc viêm gan B thể mạn. Khi đó, virus không thể bị đào thải nữa mà tiếp tục sống trong cơ thể bệnh nhân.
Các triệu chứng và diễn tiến của bệnh viêm gan B
Giai đoạn cấp tính: Bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng cấp tính như sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa gây chán ăn, mệt mỏi, đau vùng gan, phát ban, viêm khớp. Sau đó có thể diễn tiến đến vàng da, vàng mắt, gan to gây đau... nếu bệnh diễn tiến nặng có thể dẫn đến suy gan cấp với biểu hiện: rối loạn đông máu (xuất huyết da niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, hôn mê). Thông thường các triệu chứng sẽ giảm dần trong 1-2 tháng. Một số bệnh nhân có thể bị vàng da kéo dài nhưng không quá 6 tháng.
Giai đoạn mạn tính: Thường không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, bệnh nhân có thể có các biểu hiện: mệt mỏi, ăn uống kém, vàng da nhẹ... hoặc không biểu hiện triệu chứng. Nhưng sau nhiều năm bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng của xơ gan: phù chân, báng bụng, xuất huyết da niêm mạc bất thường... hoặc diễn tiến thành ung thư gan.
Điều trị bệnh viêm gan B thế nào?
Ngay sau khi bị phơi nhiễm với virus, người bệnh nên tới gặp bác sĩ để được tiêm huyết thanh miễn dịch để ngăn chặn sự xâm nhập của virus viêm gan B. Huyết thanh nên được tiêm trong vòng 12 giờ kể từ khi phơi nhiễm để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất.
Hướng dẫn điều trị bệnh viêm gan virus B của Bộ Y tế
1. Điều trị viêm gan vi rút B cấp
Hơn 95% người lớn bị VGVR B cấp sẽ hồi phục một cách tự nhiên mà không cần điều trị thuốc kháng vi rút. Điều trị VGVR B cấp chủ yếu là điều trị hỗ trợ.
1.1. Điều trị hỗ trợ
- Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng hoặc gắng sức trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng.
- Chế độ ăn: giảm bớt chất béo, kiêng rượu bia. Chỉ nuôi dưỡng tạm thời bằng đường tĩnh mạch khi bị nôn nhiều hoặc không ăn uống được.
- Tránh sử dụng các thuốc chuyển hóa qua gan.
- Điều trị hồi sức nội khoa tích cực các trường hợp diễn tiến nặng.
1.2. Chỉ định dùng thuốc kháng vi rút
Các thuốc kháng virus như: Entecavir hoặc tenofovir (TDF: tenofovir disoproxil fumarate, TAF: tenofovir alafenamide).
2. Điều trị viêm gan vi rút B mạn
2.1. Chỉ định điều trị thuốc kháng vi rút
Dựa vào sự kết hợp 3 yếu tố: nồng độ ALT, tải lượng HBV DNA và mức độ xơ hóa gan.
2.2. Thuốc điều trị
Các thuốc kháng virus NAs như:
- Tenofovir disoproxil fumarate (TDF)
- Entecavir (ETV)
- Tenofovir alafenamide (TAF)
Interferons:
- Peg-IFN-α-2a (người lớn); IFN-α-2b (trẻ em)
Lưu ý:
TDF có thể được chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai, trẻ ≥ 3 tuổi và đồng nhiễm HBV/HIV, liều dùng theo liều lượng khuyến cáo dành cho trẻ nhiễm HIV.
TAF chưa khuyến cáo cho phụ nữ mang thai, được lựa chọn ưu tiên trong các trường hợp: người bệnh > 60 tuổi, loãng xương, suy thận với creatinin crearence (CrCl) ≥ 15ml/phút, chạy thận nhân tạo với CrCl < 15ml/phút.
Peg-IFN-α-2a có thể xem xét chỉ định cho người bệnh muốn điều trị trong thời gian ngắn hạn; người bệnh đồng nhiễm HDV; hoặc người bệnh có tải lượng vi rút thấp và ALT tăng cao, không muốn điều trị dài hạn bằng NAs.