Những dấu hiệu viêm gan B không thể bỏ qua

10:29 - 08/12/2021

Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ lưu hành cao của nhiễm HBV (tỉ lệ nhiễm HBV ≥8%) với đường lây chủ yếu là từ mẹ truyền sang con.

Viêm gan B được ví như sát thủ thầm lặng vì đa số người bệnh, các dấu hiệu viêm gan B thường ít biểu hiện hoặc biểu hiện mơ hồ, hay bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Và đến khi xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng thì bệnh có thể đã chuyển nặng. Sau đây là một số dấu hiệu viêm gan B bạn c

Phụ nữ có thai mắc viêm gan B nên làm gì?
Có nên uống vitamin tổng hợp hàng ngày để khỏe?
Xơ gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cách thanh lọc cơ thể, cải thiện chức năng gan
Hút thuốc lá và bệnh về gan

1. Viêm gan B là gì

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Chúng tấn công và làm tổn thương các tế bào gan, gây ra các bệnh lý về gan. Có 3 con đường lây truyền bệnh: lây qua đường máu, lây qua quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con.

Bệnh có thể chia làm 2 thể: viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính. Trong đó, có khoảng 12 – 25% số người mắc viêm gan B mạn tính biến chuyển thành xơ gan trong 5 năm; thậm chí có thể dẫn đến suy gan hoặc ung thư gan.

2. Các dấu hiệu viêm gan B

2.1. Cơ thể mệt mỏi, giảm cân

Cơ thể mệt mỏi

Cơ thể mệt mỏi

Người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống và giảm cân trong một thời gian ngắn. Triệu chứng này ở người mắc viêm gan B mạn tính xảy ra thường xuyên hơn vì gan bị virus tấn công trong thời gian dài hơn.

Lý do là vì gan là một bộ phận quan trọng giúp dự trữ glucid, lipid… và chuyển hóa chúng để tạo ra dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể. Khi gan bị virus tấn công, làm chức năng gan suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động của gan.

Dấu hiệu viêm gan B này rất dễ bị người bệnh bỏ qua hoặc cho rằng đây là tình trạng không nghiêm trọng và không thăm khám kịp thời.

2.2. Sốt nhẹ

Virus tấn công các tế bào gan, gây nên tình trạng viêm, làm số lượng bạch cầu tăng cao trong máu, từ đó kích thích các chất gây sốt nội sinh gây nên tình trạng sốt.

Ngoài ra, gan còn là cơ quan chính giúp cơ thể đào thải các chất độc; khi chức năng gan suy giảm, làm độc tố tích tụ trong cơ thể cũng gây ra sốt.

Sốt ban đầu thường nhẹ; tuy nhiên với những người mắc viêm gan B mạn tính có thể sốt kéo dài; triệu chứng sốt hay xuất hiện vào buổi chiều, có thể bị người bệnh nhầm lẫn với các bệnh như lao, nhiễm khuẩn tiết niệu, hay ung thư.

2.3. Rối loạn tiêu hóa

Gan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn; nó tiết ra dịch mật hỗ trợ quá trình tiêu hóa, nhất là các chất béo. Khi dịch mật tiết ra không đủ, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như đầy bụng, khó tiêu, sợ mỡ, buồn nôn và nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.

Đây là một dấu hiệu viêm gan B khá thường gặp nhưng người bệnh ít khi nghĩ rằng nguyên nhân là do gan mà thường nghĩ là do các bệnh về đường tiêu hóa.

2.4. Đau tức vùng hạ sườn phải

Đau tức hạ sườn phải

Đau tức hạ sườn phải

Hạ sườn phải là vị trí của gan. Khi các tế bào gan bị tổn thương, người bệnh có thể cảm nhận được các cơn đau âm ỉ hoặc theo từng cơn, có thể lan ra sau lưng. Triệu chứng đau tăng lên khi vận động mạnh. Đây là một dấu hiệu đặc trưng để nhận biết gan đang có vấn đề.

2.5. Dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt

Khi nhiễm virus viêm gan B có thể làm suy giảm chức năng gan. Trong đó, có chức năng thải độc; dẫn đến tích tụ nhiều chất độc trong cơ thể. Các chất độc này đến da sẽ gây ra tình trạng mẩn ngứa, mụn nhọt.

Rất nhiều người khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên chỉ nghĩ có thể mình bị nóng gan và chỉ sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ mát gan, bổ gan mà không thực hiện các xét nghiệm viêm gan B.

2.6. Vàng da, vàng củng mạc mắt

Vàng da, vàng mắt

Vàng da, vàng mắt

Vàng da, vàng mắt là một triệu chứng điển hình khi mắc các bệnh về gan, trong đó có viêm gan B.

Bilirubin là sản phẩm thoái hóa nhân heme của tế bào hồng cầu, có màu vàng. Gan có nhiệm vụ liên hợp bilirubin tự do thành dạng liên hợp dễ đào thải để thải ra khỏi cơ thể. Khi nhiễm virus viêm gan B, chức năng này của gan không hoạt động tốt, làm tích tụ bilirubin trong cơ thể; khi chất này đến da, niêm mạc sẽ biểu hiện dấu hiệu vàng da, vàng mắt.

Tuy nhiên, khi có triệu chứng này, tức là tình trạng bệnh lý về gan của bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn nặng và cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2.7. Rối loạn đông máu

Khi bệnh viêm gan B diễn tiến nặng có thể dẫn đến suy gan, gây nên tình trạng rối loạn đông máu. Nguyên nhân là do gan là bộ phận đảm nhiệm vai trò tổng hợp hầu hết các yếu tố đông máu (yếu tố I, II, V, VII, VIII, IX, X, XII).

Khi bị suy gan, yếu tố đông máu không được tổng hợp đầy đủ, làm rối loạn đông cầm máu. Biểu hiện giúp người bệnh phát hiện là các ban xuất huyết dưới da; chảy máu chân răng, chảy máu mũi.

Khi này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm máu để biết chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị thích hợp.

3. Một số xét nghiệm chẩn đoán và kiểm soát viêm gan B

Khi có các dấu hiệu viêm gan B, bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu để xác định chính xác mình có nhiễm virus hay không.

Kháng nguyên: HBsAg, HBeAg, HBcAg.

Kháng thể: HBsAb, HBcAb, HBeAb.

Chất đánh dấu virus: HBV DNA.

Xét nghiệm viêm gan B

Xét nghiệm viêm gan B

3.1. Xét nghiệm định tính

Marker viêm gan B

Giải thích từ kết quả huyết thanh:

Giải thích từ kết quả huyết thanh

3.2. Xét nghiệm định lượng

Nếu kết quả các xét nghiệm xác định bạn đang bị nhiễm bệnh, bạn có thể cần làm thêm xét nghiệm định lượng đánh giá mức HBV DNA để đo nồng độ virus trong máu.

Lượng HBV DNA huyết tương thường dùng để:

– Đánh giá viêm gan B mạn tính

– Đánh giá hiệu quả kháng virus

3.3. Đánh giá chức năng gan và ALT

Các chất chỉ điểm sinh học: ALT, AST, alkaline phosphatase và bilirubin.

 ALT

  • Nguồn gốc từ tế bào gan.
  • Được giải phóng khi tế bào gan bị tổn thương hoặc bị phá hủy.
  • Bình thường, nồng độ của nó phụ thuộc nhiều yếu tố và nó thường khác nhau giữa các phòng xét nghiệm.
  • Giới hạn trên của mức ALT người khỏe mạnh được xác định từ nhóm có nguy cơ thấp:

    + Nam giới: 30IU/L.

    + Nữ giới: 19 IU/L.

    AST và ALT rất cao thường do các nguyên nhân:

  • Viêm gan cấp (A, B, C, HSV)

  • Ngộ độc Acetominophen hay quá liều

  • “Shock Liver”; tim mạch hay phẫu thuật

Trên đây là các thông tin về các dấu hiệu của viêm gan B và một số xét nghiệm giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho các bạn các kiến thức về căn bệnh này để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân.